Trang chủ
| Đăng ký | Đăng nhập
Thứ bảy, 27-04-2024, 8:30 PM
Xin chào Khách
Menu
Trang lưu trữ
Tìm kiếm
Chat Box thành viên
Đăng nhập
Lịch
«  Tháng 6 2011  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Trang liên kết
  • Chương trình P.F.I.E.V

  • Phòng Đào tạo

  • BK e-learning

  • Phòng CTCT-Sinh viên
  • Thống kê

    Đang trực tuyến: 1
    Khách 1
    Thành viên 0
    Trang chủ » 2011 » Tháng 6 » 3 » Sắp có nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
    11:52 PM
    Sắp có nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
    (VTC News) - Rạng sáng 16/6 này, Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.



    Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền Nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ.

    Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỉ lục 100 phút. Đây là một trong những lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ 21.

    Kỹ sư Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM cho VTC News biết, theo các tính toán của NASA, tại Việt Nam, Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 phút ngày 16/6, khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

    Nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 1 giờ 22 phút, Mặt Trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái Đất, bắt đầu giai đoạn Nguyệt thực một phần. Lúc đó, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên Mặt Trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.


    Hình mô phỏng nguyệt thực toàn phần ngày 16/6/2011

    Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2 giờ 22 phút. Toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 12 phút, cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất.

    Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 4 giờ 02 phút. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5 giờ 02 phút và kết thúc nguyệt thực một phần.

    Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này hoàn toàn quan sát được bằng mắt thường và không gây hại đến sức khỏe của con người, không phải là một điềm báo gì xấu.

    Theo các nhà khoa học, mỗi năm có tối đa 2 lần Nguyệt thực toàn phần (có năm không có). Đặc biệt, năm 2011 này sẽ có 2 nguyệt thực toàn phần quan sát được ở Việt Nam.

    Vào chập tối ngày 10/12/2011, chúng ta sẽ lại thấy nguyệt thực toàn phần, tuy thời gian quan sát có thuận lợi hơn nhưng lần nguyệt thực toàn phần này chỉ kéo dài trong 52 phút.

    Mỗi lần Nguyệt thực là một dịp các bạn trẻ yêu khoa học được chụp ảnh, kiểm định lại bầu khí quyển, tính toán bán kính Trái Đất…

    Vì sao có nguyệt thực toàn phần?

     

    Đã xem: 1507 | Thêm bởi: nsang
    Tổng lời bình: 0
    Bạn vui lòng đăng nhập để thêm lời bình.
    [ Đăng ký | Đăng nhập ]
    Bài viết mới nhất
    TÀI LIỆU:
  • Một số thống kê nho nhỏ của web lớp chúng ta (Google Analytics)
    Ngày gửi: 24-03-2011
    Người gửi:
    nsang
    Đã đọc:
    2174
  • DANH SÁCH THÍ NGHIỆM ĐIỆN ĐỘNG
    Ngày gửi: 14-03-2011
    Người gửi:
    nguyen_oanh_tuan
    Đã đọc:
    2317
  • source Lý (nguồn Nam Tuấn)
    Ngày gửi: 14-02-2011
    Người gửi:
    nguyen_oanh_tuan
    Đã đọc:
    2115
  • Chuỗi Fourier và TP suy rộng phụ thuộc tham số
    Ngày gửi: 01-12-2010
    Người gửi:
    nsang
    Đã đọc:
    2673

  • DIỄN ĐÀN:
  • Bài tập lớn môn Sác xuất thống kê.
    Ngày gửi: 30-04-2012
    Người gửi:
    lichcse
    Trả lời:0
  • Những bài văn bất hủ của học trò: Không đỡ nổi!
    Ngày gửi: 26-04-2011
    Người gửi:
    thu
    Trả lời:2
  • Triễn lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số (VCW) 2011
    Ngày gửi: 22-04-2011
    Người gửi:
    nsang
    Trả lời:0
  • Video trong tuần
    Thể thao cập nhật

    Bản quyền© 2024 bởi Lớp VP2009/1 ĐHBK TPHCM | Hosted by uCoz