Trang chủ
| Đăng ký | Đăng nhập
Chủ nhật, 28-04-2024, 9:56 AM
Xin chào Khách
Menu
Trang lưu trữ
Tìm kiếm
Chat Box thành viên
Đăng nhập
Lịch
«  Tháng 12 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Trang liên kết
  • Chương trình P.F.I.E.V

  • Phòng Đào tạo

  • BK e-learning

  • Phòng CTCT-Sinh viên
  • Thống kê

    Đang trực tuyến: 1
    Khách 1
    Thành viên 0
    Trang chủ » 2010 » Tháng 12 » 12 » MƯA SAO BĂNG LỚN NHẤT 2010!!! HÃY ĐÓN XEM!
    0:11 AM
    MƯA SAO BĂNG LỚN NHẤT 2010!!! HÃY ĐÓN XEM!
    MƯA SAO BĂNG GEMINIDS 2010 – Món quà trước Giáng Sinh vào Thứ ba 14/12

    Đến hẹn lại lên, chúng ta đang bước vào những ngày gần kề cực điểm trận mưa sao băng Geminids, một trong những trận sao băng thuộc loại lớn và đáng tin cậy nhất trong năm vì thời gian diễn ra thường khá chính xác và tần suất sao băng thuộc loại rất lớn (khoảng 120 sao băng trong một giờ). Cũng là một sự ngẫu nhiên lí thú khi trận mưa sao băng này lại rơi vào những ngày giữa tháng chạp khoảng từ 7-17/12 hàng năm trong tiết trời đông se lạnh trước lễ Giáng Sinh, tựa như một món quà Noel tuyệt đẹp mà thiên nhiên ưu ái giành tặng cho những người quan sát kiên trì đam mê khám phá bầu trời đêm. Trước khi đến với Geminids năm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về "Món quà trước Giáng Sinh” đặc biệt này nhé.





    Mưa sao băng và nguồn gốc Geminids:
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó. Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này vào khoảng thời gian nào đó trong năm sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.

    Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 kéo theo sự bí ẩn về nguồn gốc của nó, mãi cho đến năm 1983 bí ẩn này mới được NASA làm sáng tỏ khi tìm ra được vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là kẻ đã gây ra trận mưa sao băng nổi tiếng này. Vật thể Phaethon có đường kính khoảng 5km, cấu tạo chủ yếu từ vật chất rắn và một ít băng đá, chính vì thế nó giống như là một tiểu hành tinh hơn là sao chổi. Các nhà khoa học tin rằng Phaethon chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình của nó và bị gió mặt trời thổi hết lớp băng đá bên ngoài.


    Quỹ đạo 3200 Phaethon nguyên nhân tạo nên Geminids

    Mưa sao băng Geminids năm nay sẽ rơi vào Đêm Thứ ba-14/12:
    Theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - imo.net), cực điểm của Geminids năm nay sẽ rơi vào khoảng 11h ngày 14/12 giờ UT tương đương 18h ngày 14/12/2010 giờ Việt Nam. Tức là chúng ta sẽ đón đợt cực điểm này trễ hơn một tí vào đêm ngày 14/12 khi tâm điểm sao băng là chòm Gemini (Song Tử) bắt đầu xuất hiện và dần lên cao trên bầu trời, cụ thể như sau:

    Vào những ngày giữa tháng 12 này chòm Gemini bắt đầu ló dạng khỏi chân trời Đông vào khoảng 19h tối, nhưng chúng ta sẽ đợi đến khoảng 21h tối để bắt đầu quan sát khi vùng "tâm điểm” này lên cao hơn khoảng 20 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Từ thời điểm 21h đêm ngày Thứ ba – 14/12 bạn bắt đầu quan sát vùng trời Đông hướng chòm Gemini và sẽ nhận thấy tần số sao băng xuất hiện ngày càng nhiều khi đêm càng về khuya, tức là chòm Gemini lên càng cao và không bị lớp mây và khí quyển dày gần chân trời che mất. Hãy nhớ theo dõi vị trí chòm Gemini, theo chuyển động nhật động của bầu trời nó sẽ lên cao nhất gần đỉnh đầu vào khoảng 1h sáng và bắt đầu hành trình xuống phía chân trời Tây.
    Điều thuận lợi là vào ngày này, chúng ta ít bị ảnh hưởng bởi ánh trăng trung tuần ở hướng Tây và trăng sẽ lặn khuất vào khoảng 0h30 sáng.

    Bạn chưa biết chòm Gemini ? Hãy yên tâm, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để xác định nó trước, hãy đợi nó lên khá cao rồi dùng bản đồ sao hỗ trợ, nó là một chòm có 2 sao chính nổi bật là Castor và Pollux nằm phía dưới (hướng xuống chân trời) và chếch về phía bên trái chòm Orion (đang nằm ngang) lúc mới mọc.

    Từ 21h chòm Gemini cùng vùng tâm điểm Geminids đã lên cao ở vùng trời hướng Đông vào 14/12

    Bạn cũng có thể dành quỹ thời gian cả đêm quan sát của mình một ít để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng trời nơi Lục Giác Mùa Đông bao gồm 6 ngôi sao sáng của 6 chòm sao nổi tiếng hợp thành, đó là: Orion, Canis Major (chó lớn), Canis Minor (chó nhỏ), Gemini, Auriga (ngự phu), Taurus (kim ngưu) . Ngoài ra trong vùng lục giác này còn có đều Tam Giác Mùa Đông được đánh dấu bởi ba ngôi sao sáng rực mang tên Sirius (chòm Canis Major), Betelgeuse (Orion) và Procyon (Canis Minor).
    Đã xem: 1199 | Thêm bởi: nsang
    Tổng lời bình: 3
    11-12-2010
    1. Đức Lương Trí (Nick) [Entry]
    Cứ nhìn len chòm sao Gemini là ngon lành =D biggrin chòm sao của teo đó
    13-12-2010
    2. Pham Van Tam (Tam) [Entry]
    Ở Việt Nam có nhìn thấy được mới lạ, hồi trước cũng nói là có mà thấy khỉ gì đâu happy ^_^ happy angry >( angry
    13-12-2010
    3. thu thu (thu) [Entry]
    Trăng với chả sao sad
    Bạn vui lòng đăng nhập để thêm lời bình.
    [ Đăng ký | Đăng nhập ]
    Bài viết mới nhất
    TÀI LIỆU:
  • Một số thống kê nho nhỏ của web lớp chúng ta (Google Analytics)
    Ngày gửi: 24-03-2011
    Người gửi:
    nsang
    Đã đọc:
    2174
  • DANH SÁCH THÍ NGHIỆM ĐIỆN ĐỘNG
    Ngày gửi: 14-03-2011
    Người gửi:
    nguyen_oanh_tuan
    Đã đọc:
    2317
  • source Lý (nguồn Nam Tuấn)
    Ngày gửi: 14-02-2011
    Người gửi:
    nguyen_oanh_tuan
    Đã đọc:
    2115
  • Chuỗi Fourier và TP suy rộng phụ thuộc tham số
    Ngày gửi: 01-12-2010
    Người gửi:
    nsang
    Đã đọc:
    2673

  • DIỄN ĐÀN:
  • Bài tập lớn môn Sác xuất thống kê.
    Ngày gửi: 30-04-2012
    Người gửi:
    lichcse
    Trả lời:0
  • Những bài văn bất hủ của học trò: Không đỡ nổi!
    Ngày gửi: 26-04-2011
    Người gửi:
    thu
    Trả lời:2
  • Triễn lãm quốc tế kỷ nguyên công nghệ số (VCW) 2011
    Ngày gửi: 22-04-2011
    Người gửi:
    nsang
    Trả lời:0
  • Video trong tuần
    Thể thao cập nhật

    Bản quyền© 2024 bởi Lớp VP2009/1 ĐHBK TPHCM | Hosted by uCoz